Đại hội Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V (2019-2023)

Đại hội Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V (2019-2023) đã tổ chức thành công tốt đẹp. Kết thúc Đại hội đã nhất trí với danh sách Ban Chấp hành nhiệm kỳ V gồm 13 người. Đồng thời, Ban Chấp hành tiến hành họp phiên thứ nhất và bầu ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP làm Chủ tịch Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới. Nhiệm kỳ V của Hiệp hội Thép Việt Nam sẽ là giai đoạn ngành thép Việt Nam bước sang một tầm cao mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại và phát triển bền vững hướng tới công nghiệp 4.0. Chiều 12/4/2019, tại Hà Nội, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã tổ chức Đại hội V, nhiệm kỳ 2019-2023.

Toàn thể đại biểu đứng dậy chào cờ trước khi bắt đầu Đại hội
Toàn thể đại biểu đứng dậy chào cờ trước khi bắt đầu Đại hội
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IV (2013-2018), ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA nhiệm kỳ IV cho biết, đây là giai đoạn ngành thép Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, đầu tư, kiện toàn tổ chức, hợp tác quốc tế và phòng vệ thương mại.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA nhiệm kỳ IV báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA nhiệm kỳ IV báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua
Tuy nhiên, trong những năm qua ngành thép cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do dư thừa công suất, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ từ những doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp của thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào lại tăng giảm thất thường, những yếu tố đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép. Xác định được khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất; đổi mới cả về tư duy, quản trị, tích sản xuất kinh doanh những năm qua đều có mức tăng trưởng khá.

Cụ thể, về tình hình nhập khẩu, do chưa phát triển đồng bộ và toàn diện nên hàng năm, năm nước ta phải nhập khẩu một số lượng khá lớn bán thành phẩm (phôi thép) và các loại thành phẩm, đặc biệt là thép dẹt cán nóng (HRC), thép  không gỉ và thép chế tạo.

Số lượng nhập khẩu thép thành phẩm tăng từ 11,2 triệu tấn năm 2014 lên 17,5 triệu tấn năm 2016
Đại hội Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V (2019-2023)

Số lượng nhập khẩu thép thành phẩm tăng từ 11,2 triệu tấn năm 2014 lên 17,5 triệu tấn năm 2016. Từ năm 2017, Việt Nam đã sản xuất thép cuộn cán nóng nên số lượng thép nhập khẩu năm 2017 đã giảm 16% và tiếp tục giảm 6,7% vào năm 2018. Xu hướng này được dự báo còn tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Về tình hình xuất khẩu, mặc dù còn gặp phải nhiều cản trở (hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại do các nước áp dụng) nhưng hàng năm, ngành thép nước ta vẫn xuất khẩu với số lượng và kim ngạch ngày càng tăng. Nếu như, năm 2014, xuất khẩu được 2,55 triệu tấn thì 2017 đã đạt 4,85 triệu tấn.

Năm 2018, mặc dù gặp nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng đối với các sản phẩm ngành thép xuất khẩu của nước ta, nhưng số lượng xuất khẩu vẫn đạt 6,68 triệu tấn, tăng gần 28% so với năm 2017.

Ông Hồ Nghĩa Dũng – Chủ tịch VSA nhệm kỳ IV phát biểu tại Đại hội
Ông Hồ Nghĩa Dũng – Chủ tịch VSA nhệm kỳ IV phát biểu tại Đại hội
Theo dự tính, trong nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019 – 2023 nằm ở nửa cuối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm “giai đoạn 2016-2020”, nửa đầu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo khá cao, 6,7-7,0%/năm nên nhu cầu thép cũng tăng cao.

Đây cũng là giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là thực hiện các hiệp định tự do thương mại thế giới mới sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành Thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ tốt cho sản xuất thép.

Dự báo trên cho thấy ngành thép sẽ gặp những thuận lợi nhất định, tuy nhiên việc thực hiện các hiệp định tự do hóa thương mại sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn, nhất là với các sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng phải xác định, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vụ tranh tụng thương mại quốc tế diễn ra thường xuyên hơn, đây chính là nguyên do làm cho công tác xuất khẩu các sản phẩm thép sẽ gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế trên, bên cạnh những thuận lợi, ngành thép phải đối mặt với khó khăn lớn, nhưng với quyết tâm đổi mới toàn diện, sáng tạo, VSA tin rằng ngành thép Việt Nam sẽ phấn đấu sản xuất kinh doanh tăng trưởng trung bình khoảng 8% – 10%/năm. Năm m 2019 và 2020 dự kiến tăng trưởng khoảng 10%; 2021 đến 2023 trung bình là 8%.

ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam đã bày tỏ quan điểm lo ngại trước sức ép cạnh tranh của ngành thép ngày càng gay gắt kể từ năm 2010 trở lại đây. Qua đây, ông cũng cho rằng, việc tăng cường công tác thị trường là rất quan trọng nhưng cần có sự cạnh tranh lành mạnh.

Để ngành thép phát triển mang tính ổn định, đưa sản phẩm thép có chất lượng tốt tới người tiêu dùng cần phải có biện pháp ngăn chặn hàng kém chất lượng tràn vào trong nước.Cụ thể, đối với sản phẩm phôi thép trong thời gian này gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh với phôi giá rẻ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước phải mua nguyên liệu đầu vào giá cao, nhưng đầu ra của phôi lại thấp nên càng sản xuất càng thua lỗ. Trước đây việc phòng vệ thương mại được áp dụng mạnh mẽ nên sản phẩm phôi trong nước bớt đi phần nào khó khăn, nhưng đến nay bảo hộ cũng sắp hết liệu lực.

Do đó, doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước đang rất cần các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương xem xét, sớm tiếp tục ban hành bộ tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm phôi thép, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển ổn định, bảo toàn nguồn vốn và tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Ban chấp hành Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023 gồm 13 người, ra mắt trước Đại hội
Ban chấp hành Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023 gồm 13 người, ra mắt trước Đại hội
Tại Đại hội, các hội viên, thành viên đều nhất trí với danh sách Ban Chấp hành nhiệm kỳ V 2019-2023 gồm 13 người. Sau khi tiến hành họp phiên thứ nhất, Ban chấp hành Đại hội V đã nhất trí bầu ông Nghiêm Xuân Đa giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – VSA nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023.
Ông Nghiêm Xuân Đa giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023
Ông Nghiêm Xuân Đa giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023
Trên cương vị mới, ông Nghiêm Xuân Đa cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, vì lợi ích của các thành viên Hiệp hội, lãnh đạo Hiệp hội Thép khóa V sẽ tăng cường triển khai hiệu quả 4 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể,

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội để giải quyết những vấn đề nóng như: sự gia tăng tranh chấp thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên trong sản xuất…

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác tư vấn, phản biện và đối thoại với các bộ, ngành và Chính phủ để Hiệp hội có tiếng nói trọng lượng, uy tín trong việc đề xuất các giải pháp chính sách công nghệ, môi trường, đầu tư và thương mại cho sản xuất để thức đẩy sự phát triển của từng thành viên Hiệp hội nói riêng và sự phát triển của ngành công nghiệp Thép nói chung.

Thứ ba, nâng cao chất lượng xây dựng, cung cấp thông tin cho các thành viên về sản xuất, tiêu thụ, đầu tư và xây dựng hệ thống thống kê về chỉ số đánh giá sự phát triển của ngành thép.

Thứ tư, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, các tổ chức quốc tế, mở rộng và chủ động đối thoại.

Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội và chỉ đạo của các Bộ, ngành, tân Chủ tịch VSA kêu gọi sự ủng hộ của tất cả các thành viên trong Hiệp hội, đề nghị tất các các thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy thế mạnh của từng cá nhân để chung sức đưa Hiệp hội Thép Việt Nam ngày càng phát triển.

Nguồn: vsa

 Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng theo yêu cầu thì chúng tôi vẫn sẵn sàng phục vụ.
Hotline: 093 766 6616 (Mr Đức) 

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Số 6-G4D, Bắc Thành Công, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội
Hotline: 098 521 5054 (Ms Diệu)

CHI NHÁNH QUẬN 12

74 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12
(028) 38121200 - 3812 7424

VPGD HẢI PHÒNG

Số 01 Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng
Hotline: 0903 251 645 (Mr Thi)

XƯỞNG CƠ KHÍ

74 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12
(028) 3812 1255 - 3812 7424